Âm thanh hội thảo là một yếu tố quan trọng trong các cuộc họp, hội nghị, hội thảo. Để có được một hệ thống âm thanh chất lượng thì thiết bị thôi chưa đủ. Quá trình lắp đặt cũng cần được chú ý và đảm bảo. Bài viết này, Tân Việt Group sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách setup dàn hội thảo chuyên nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Các thiết bị quan trọng trong lắp đặt âm thanh hội thảo
- Loa hội thảo: loa nên là âm trần hoặc hộp treo tường. Nó sẽ đảm bảo cho ra tiếng rõ ràng và không bị vang. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý về công suất, số lượng và đặc biệt và vị trí lắp đặt.
- Amply: với vai trò khuếch đại và xử lý tín hiệu để âm thanh từ micro phát ra loa. Bạn cần phải chú ý tới công suất sao cho phù hợp với các thiết bị khác trong hệ thống.
- Micro hội nghị: thường sẽ có 1 micro chủ tịch và nhiều micro đại biểu. Tùy vào diện tích không gian và nhu cầu thì lựa chọn số lượng mic sao cho phù hợp. Điều quan trọng cần làm đó là toàn bộ micron nên có chức năng hút âm tốt và chống hú rít.
- Bộ xử lý tín hiệu: Có thể được tích hợp thêm nhiều thiết bị như Compressor, cục đẩy công suất,… Nếu hệ thống hội nghị quy mô rộng lớn và thực hiện nhiều chức năng thì nên kết hợp thêm thiết bị xử lý chuyên dụng như vang số, mixer,…
- Bộ điều khiển trung tâm: đây là thiết bị quan trọng và không thể thiếu trong một hệ thống âm thanh hội thảo chuyên nghiệp. Với vai trò xử lý mọi tín hiệu âm thanh trước khi phát ra loa thì hiện nay, người ta đã tích hợp chung với amply để mang đến sự tiện lợi hơn khi sử dụng.
- Nguồn âm hội nghị: được kết nối trực tiếp với amply. Ngoài micro thì một số thiết bị nguồn âm hay dùng như laptop, máy tính,…
Cách setup âm thanh hội thảo chuyên nghiệp
Đầu tiên, khi đến với lắp đặt thì bạn cần phải có sự chuẩn bị các trang thiết bị đầy đủ. Đồng thời, thông số máy cũng phải phù hợp với nhau để cho ra âm thanh hay nhất. Bên trên chính là danh sách thiết bị cần thiết và các yếu tố lựa chọn cho âm thanh hội nghị, hội thảo. Tiếp đến, chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về từng bước lắp đặt các thiết bị này:
- Đấu các loa với amply mixer. Đối với loa âm trần, có thể nối loa với nhau trước rồi dẫn về amply sau để tiết kiệm dây nối. Loa nên được dải đều ở mọi vị trí trong hội trường để đảm bảo âm thanh mọi nơi đều nghe rõ ràng.
- Kết nối amply với bộ điều khiển trung tâm.
- Đấu micro với bộ điều khiển trung tâm: thông qua cáp micro nối dài. Hãy đảm bảo số lượng mic vừa đủ với số cổng của bộ điều khiển cung cấp.
- Sau khi lắp đặt các thiết bị trên, hãy thử test thử âm thanh của hệ thống cho ra. Bật nguồn và thử lần lượt từng mic từng loa một. Nếu thiết bị nào gặp vấn đề có thể điều chỉnh hay để cho ra hiệu quả cao nhất.
Như vậy là quá trình lắp đặt setup đã xong. Bạn chỉ việc ứng dụng nó vào mục đích ban đầu mà bạn muốn. Cũng có thể điều chỉnh trong quá trình sử dụng để đáp ứng nhu cầu từng thời điểm khác nhau.
Kết luận
Việc setup một hệ thống âm thanh hội thảo thực sự không khó. Bạn chỉ cần hiểu sơ về nguyên lý và thực hiện theo cách mà chúng tôi hướng dẫn bên trên là có thể hoàn thành dễ dàng. Nếu bạn muốn tìm đơn vị uy tín để tham khảo thiết bị hay lắp đặt thì có thể liên hệ tới Tân Việt Group nhé! Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn bất cứ lúc nào bạn muốn.